Làm việc ngoài trời, tắm biển giữa trưa nắng quá lâu… đều là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng cháy nắng. Bất chấp những cảnh báo sức khỏe về tác hại của ánh nắng mặt trời, nhiều người vẫn để làn da của mình chịu tác hại của ánh nắng mà không ý thức về phương pháp bảo vệ thích hợp. Dưới đây là những điều bạn cần biết về tình trạng cháy nắng và cách chống nắng hiệu quả cho da khi gặp phải tình trạng này.

Cháy nắng trên mặt và những tác hại cần biết

Cháy nắng là một dạng tổn thương da trong thời gian ngắn, khi tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím trong thời gian dài. Khi một người bị cháy nắng nặng trên mặt, vùng da bị tổn thương sẽ trở nên đỏ, khô và thường có cảm giác căng đau dù không tì đè trên da. Vùng da bị cháy nắng có thể bong tróc sau một vài ngày, có thể cải thiện trong vòng 7 ngày hoặc cần can thiệp của bác sĩ da liễu.

chay nang 2

Cháy nắng nặng có thể gây ra nếp nhăn và chảy xệ tạm thời cho da. Lý do khiến chúng ta bị cháy nắng có thể do hệ thống miễn dịch tăng lưu lượng máu để đáp ứng với các tế bào bị tổn thương ở lớp biểu bì, lưu lượng máu tăng lên khiến da chuyển sang màu đỏ.

Các cấp độ của tình trạng cháy nắng

Giống như bỏng, cháy nắng được phân chia thành nhiều cấp độ khác nhau, cụ thể:

  • Giai đoạn 1: Giai đoạn đầu tiên khi bị cháy nắng, da trở nên vàng hơn và có thể tự thích nghi với sự tiếp xúc với tia cực tím bằng cách dày lên và sạm đen.
  • Giai đoạn 2: Da bắt đầu ửng đỏ, và có thể nhạy cảm khi chạm vào.
  • Giai đoạn 3: Da đỏ sẫm hoặc chuyển sang màu đỏ bầm. Ở giai đoạn này, người bệnh có thể cảm thấy da sưng và đau.

chống nắng cho da

  • Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối của quá trình cháy nắng. Vùng da bị tổn thương hình thành mụn nước và bắt đầu bong tróc. Da bị đau khi chạm vào và ngay cả khi không được chạm vào. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết bỏng, cần can thiệp phương pháp điều trị da liễu thích hợp để đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Những dấu hiệu và triệu chứng của cháy nắng

Biểu hiện ban đầu của da bị cháy nắng thường ửng đỏ, và ít được chú ý. Tuy nhiên, tình trạng đỏ càng nặng hơn và sau cùng, da sẽ bắt đầu bong tróc và có thể bị phồng rộp. Một khi bị cháy nắng, da có thể tiếp tục cảm thấy nóng rát, ngay cả khi người đó không còn ở ngoài nắng.

chay nang 1

Hầu hết mọi người không nhận ra họ đang bị cháy nắng trong giai đoạn đầu. Chính vì thế, những ai không bảo vệ da đúng cách dưới ánh nắng mặt trời trong thời gian dài có thể bị bỏng nặng. Ngoài ra, nhiễm độc ánh nắng mặt trời khiến da mẩn đỏ và phồng rộp, đau và ngứa ran, sưng tấy, nhức đầu, sốt và ớn lạnh, buồn nôn, chóng mặt và mất nước.

Cháy nắng và tình trạng lão hoá da

Cháy nắng có thể gây ra nếp nhăn. Với tình trạng cháy nắng nghiêm trọng, các nếp nhăn có thể chỉ xuất hiện tạm thời và được cải thiện khi tình trạng cháy nắng giảm. Tuy nhiên, nếu làn da tiếp xúc với các tia UV gây hại trong thời gian dài, chúng có thể bị tổn thương và đẩy nhanh quá trình lão hóa. Nguyên nhân vì tia UV có thể phá vỡ collagen và elastin, hai loại protein giữ cho da săn chắc và mịn màng. 

Cách chống nắng cho da da khi bị cháy nắng

Da có thể bị bỏng nếu tiếp xúc quá lâu dưới ánh nắng mặt trời mà không được bảo vệ bằng kem chống nắng hoặc quần áo. Để giúp chữa lành và làm dịu da châm chích, cần can thiệp điều trị cháy nắng ngay khi nhận thấy các dấu hiệu. 

  • Giảm đau với nước mát. Sau khi tắm, bạn nên nhẹ nhàng lau khô người và để một chút nước trên da. Sau đó, thoa kem dưỡng ẩm để giữ nước cho da. Điều này có thể giúp làm dịu tình trạng khô da.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm có chứa lô hội hoặc đậu nành để giúp làm dịu làn da bị cháy nắng.
  • Bổ sung nước. Cháy nắng khiến cơ thể mất nước, uống nhiều nước giúp cơ thể tránh khỏi tình trạng mất nước qua da.
  • Nếu da bạn bị phồng rộp, đừng phá vỡ các mụn nước, vì mụn nước hình thành để giúp da lành và bảo vệ bạn khỏi nhiễm trùng. Hãy đến ngay trung tâm hoặc cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ tư vấn và điều trị.

Lời kết

Nếu tác hại của ánh nắng mặt trời mang lại cho bạn bất kỳ dấu hiệu khó chịu nào, hãy lập tức tìm đến bác sĩ da liễu. Chúng có thể là dấu hiệu của cháy nắng, bỏng hoặc ung thư da. Đồng thời, đừng quên việc bảo vệ làn da khỏi tác hại của tia UV bằng việc tránh ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều, mặc quần áo bảo vệ và kem chống nắng phổ rộng có chỉ số SPF ít nhất là 30. Để được tư vấn về tình trạng da và tư vấn với bác sĩ da liễu đầu ngành, bạn đọc có thể liên hệ theo thông tin bên dưới:

  • Hotline: 090 242 16 94 – 090 298 9636
  • Address: Số 07, Đường Số 01, KDC Cityland Park Hills, Phường 10, Gò Vấp.
Trương Ngọc Huy
Follow me