Kim Kardashian chia sẻ trải nghiệm công nghệ làm đẹp PRP

Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật nói chung và y học nói riêng, ngày càng có nhiều những phương pháp làm đẹp nổi lên và được áp dụng rộng rãi tại các trung tâm thẩm mỹ. Trong đó không thể không kể đến phương pháp PRP hay còn gọi là huyết tương giàu tiểu cầu. Vậy chính xác thì công nghệ làm đẹp PRP là gì? PRP có hiệu quả không và hoạt động như thế nào. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu kĩ hơn trong chủ đề hôm nay.

Tổng quan về công nghệ sinh học PRP?

Công nghệ PRP là gì?

PRP viết tắt của cụm từ “Platelet Rich Plasma” có nghĩa là huyết tương giàu tiểu cầu. Như các bạn cũng biết thành phần trong máu bao gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương. Trong đó tiểu cầu là những tế bào rất nhỏ được sản xuất từ tủy xương, chứa nhiều protein giúp chữa lành các mô bị thương của cơ thể, chúng kích thích, làm lành các mạch máu bị hư tổn, sản sinh ra Hyaluronic Acid và Collagen, hỗ trợ tái tạo tế bào, trẻ hóa và phục hồi.

huyet tuong giau tieu cau

Công nghệ làm đẹp PRP là liệu pháp lấy máu tự thân (máu từ chính khách hàng) sau đó dùng phương pháp quay ly tâm để lấy ra lượng huyết tương giàu tiểu cầu và sử dụng huyết tương đó bôi hoặc tiêm vào vùng cần được điều trị.

Tác dụng của phương pháp PRP

Thời gian gần đây phương pháp PRP đã được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực thẩm mỹ với những ưu điểm vượt trội:

  • Xóa vết thâm, nám, nếp nhăn trên da: PRP giúp tái tạo da, tăng khả năng đàn hồi, cải thiện da trở nên săn chắc và mịn màng hơn, tuy nhiên cũng tùy vào cơ địa mỗi người mà PRP mang lại những hiệu quả thẩm mỹ khác nhau.
  • Dưỡng trắng da, giảm thâm nám: thành phần collagen được cho rằng có trong huyết tương giàu tiểu cầu đem lại hiệu quả thay thế phần mô xơ cứng và lão hóa. Nhờ đó làm tăng sinh mô trả lại làn da trắng sáng tự nhiên.

Xem tại đây về: Phương pháp cấy PRP giá bao nhiêu tại Việt Nam?

  • Thu nhỏ lỗ chân lông: PRP làm giảm sự bài tiết bã nhờn, thu hẹp lỗ chân lông giúp da tươi trẻ căng đầy.
  • Điều trị sẹo rỗ: Huyết tương giàu tiểu cầu được tiêm trực tiếp lên da hoặc lăn kim giúp cải thiện những vết sẹo đến 80% sau vài lần thực hiện.
  • Không chỉ vậy hiện nay PRP còn được ứng dụng trong quá trình cấy mỡ làm đầy khuôn mặt, ngực, mông…giúp khách hàng có một vẻ đẹp cân đối, tự nhiên. 

quy trinh tre hoa prp

Kim Kardashian và những chia sẻ thực tế tạo nên trào lưu làm đẹp với lăn kim PRP

Trường hợp của ngôi sao truyền hình Kim Kardashian, được biết cô là người thường xuyên sử dụng phương pháp PRP để làm đẹp, các kỹ thuật viên đã sử dụng cây bút với 25 đầu kim nhỏ để đưa huyết tương giàu tiểu cầu vào da mặt của cô khiến khuôn mặt nhòe máu mà cô có đăng tải trên báo chí.

Sau khi được đưa vào cơ thể, huyết tương giàu tiểu cầu này sẽ giải phóng hàng loạt các yếu tố tăng trưởng giúp tái tạo tế bào mô cơ thể, hỗ trợ làm lành các vết thương, ngăn cản quá trình lão hóa da và các thành phần mô khác của cơ thể.

Kiến thức về: Những điều bạn chưa biết về cách trị sẹo lõm bằng massage

Để vết thương mau lành hơn cần tập trung một lượng lớn các tiểu cầu với nồng độ cao hơn thông thường. Dó đó công nghệ PRP có khả năng chiết tách tiểu cầu ra khỏi các thành phần khác trong máu. 

kim-kardashian-prp

Tuy nhiên, không lâu sau đó. Kim Kardashian cũng chia sẻ thực về phương pháp làm đẹp PRP là mình sẽ không thực hiện thêm lần nào nữa trong đời. Lý do là vì trước khi nữ diễn viên này đăng ký điều trị PRP, cô phát hiện ra mình có thai. Điều đó có nghĩa là cô không thể sử dụng kem gây tê hoặc thuốc giảm đau trước khi điều trị như các bác sĩ thường khuyên, cô nói. Chính vì lý do này mà trải nghiệm PRP đối với nữ diễn viên thực sự đáng nhớ. “Điều đó thực sự khó khăn và đau đớn đối với tôi. Đây thực sự là trải nghiệm làm đẹp đau đớn nhất từ ​​trước đến nay! Và cũng là phương pháp điều trị mà tôi sẽ không bao giờ làm lại.” – Kim Kardashian chia sẻ.

Mặt trái nhiều hệ lụy của phương pháp PRP

Đây là phương pháp làm đẹp còn khá mới ở Việt Nam, chưa biết hiệu quả tốt đến đâu nhưng rõ ràng phương pháp này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh nếu trong quá trình điều trị gặp sơ sót, vì thế các chuyên gia khuyến cáo không nên lạm dụng phương pháp này trong lĩnh vực làm đẹp.

prp 1

  • Việc tiêm PRP có thể dẫn đến các tác dụng phụ như đau và sưng ở vùng tiêm, nhiễm khuẩn nêu các dụng cụ không được sát khuẩn tuyệt đối, có thể xuất hiện hiện tượng sốc phản vệ (thường rất hiếm).
  • Nếu sơ suất trong quá trình tiêm, kim tiêm có thể làm tổn thương mạch máu lớn dẫn đến sự hình thành cục máu đông. Nếu cục máu đông di chuyển lên não, nó sẽ gây nhồi máu não tức là tai biến rất nặng, có thể tử vong hoặc di chứng liệt suốt đời. Nếu di chuyển đến các khu vực khác như ruột hay các chi cũng gây nên những hậu quả khôn lường.
  • Mặt khác, đây là một phương pháp gây xâm lấn cơ thể nên dù bằng đường nào và dụng cụ gì thì cũng tiềm ẩn những nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Liệu pháp này cần được tiến hành trong môi trường vô khuẩn tuyệt đối. Điều kiện vệ sinh cơ sở và trang thiết bị là yếu tố nên được lưu ý hàng đầu.

Tìm hiểu cụ thể hơn về những nguy hiểm khi thực hiện PRP.

Lời kết

Công nghệ làm đẹp PRP vẫn chưa được chứng nhận về hiệu quả trong điều trị và thẩm mỹ da liễu của bộ FDA Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, phương pháp PRP được khuyến cáo có khả năng gây lây nhiễm các bệnh qua máu như HIV, viêm gan siêu vi B. Chính vì thế, phái đẹp cần cân nhắc cẩn thận hơn trước khi lựa chọn bất kỳ phương pháp làm đẹp nào, đặc biệt là PRP.

Hy vọng bài viết giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích. Đồng thời có thể đưa ra quyết định thật đúng đắn khi muốn chọn cho mình một phương pháp làm đẹp. Để được tư vấn về các phương pháp chăm sóc và điều trị da mụn, rỗ, nám, hãy liên hệ đến phòng khám Doctor Mezo theo số 090 242 1694 hoặc đến địa chỉ số 07, Đường số 01, Khu dân cư CityLand, Phường 10,  Quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.

Trương Ngọc Huy
Follow me