Các bệnh về da mặt phổ biến nhất tại Việt Nam, liệu bạn có biết?

Da là bộ phận lớn nhất của cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ con người khỏi những tác hại của môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, một số người thường không có thói quen chăm sóc da hoặc thăm khám da liễu. Hầu hết các bệnh về da đều có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu can thiệp kịp thời và điều trị đúng cách. Có thể bạn chưa biết, dưới đây là các bệnh về da phổ biến nhất thường gặp ở mọi độ tuổi và giới tính.

Các bệnh lý về da ở mặt phổ biến tại Việt Nam và cách kiểm soát

Các bệnh về da có thể ở dạng nhẹ hoặc mức độ nghiêm trọng, có hoặc không gây khó chịu, tạm thời hoặc vĩnh viễn. Một số nguyên nhân gây bệnh do di truyền, môi trường thói quen sống hoặc do lây truyền. Nhận biết cách bệnh lý về da không những giúp bạn có thêm kiến thức trong bảo vệ làn da, mà còn kịp thời can thiệp khi da có các biểu hiện bất thường. 

Mụn trứng cá (Acne)

cac-benh-ve-da-3

Mụn trứng cá là tình trạng da phổ biến nhất ở Việt Nam, xuất hiện ở mọi độ tuổi nhưng thường quá phát ở độ tuổi dậy thì. Mụn trứng cá thường xuất hiện ở mặt, cổ, vai, ngực và lưng. Các loại mụn trên da bao gồm mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn bọc hoặc mụn nang và nốt sần sâu, gây cảm giác nhức nhối hoặc đau đớn. Hậu quả của mụn là các vết sẹo lồi, lõm làm mất đi sự mịn màng của da, cùng các vết thâm nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách.

Nhọt (Furuncle)

cac-benh-ve-da-2

Nhọt là tình trạng viêm cấp tính gây hoại tử nang lông và các tổ chức xung quanh, biểu hiện là những khối u đỏ, sưng đau bên dưới da, có thể chứa mủ, dịch trắng. Mụn nhọt có thể gây sốt, đau nhức và mệt mỏi. Nếu không có biện pháp điều trị da liễu, nhọt kéo dài có thể để lại sẹo vĩnh viễn trên da, đồng thời dễ lây nhiễm qua các bộ phận khác trên cơ thể. Mụn nhọt cũng có thể lây lan sang người khác. Nguyên nhân gây nhọt được cho rằng do sự tổn thương của nang lông, kết hợp với điều kiện thuận lợi khác như miễn dịch kém, suy dinh dưỡng, tiểu đường….giúp vi khuẩn phát triển, gây bệnh.

Tình trạng ửng đỏ của da (Rosacea)

Tình trạng đỏ da (rosacea) là bệnh lý mãn tính, trải qua các chu kỳ thoái lui và tái phát. Yếu tố kích hoạt tình trạng ửng đỏ da có thể do nhiều nguyên nhân, thường bao gồm đồ ăn cay, thức uống có cồn, căng thẳng kéo dài, ánh nắng mặt trời và vi khuẩn đường ruột Helicobacter Pylori. Các biểu hiện của rosacea như da ửng đỏ liên tục, các mụn mủ hoặc mụn đỏ xuất hiện, mạch máu thấy rõ, cảm giác nóng rát, châm chích, da nhạy cảm, khô rát.

Mụn cóc (Warts)

cac-benh-ve-da-1

Các nốt sần, cứng nổi lên trên bề mặt da được gọi là mụn cóc, gây ra bởi vi rút u nhú ở người (HPV). Mụn cóc dễ lây lan và có thể xuất hiện trên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Mụn cóc thường xuất hiện trên bàn tay, bàn chân và cũng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu. Mụn cóc thường tự biến mất, hoặc cần sử dụng thuốc bôi với sự hướng dẫn của bác sĩ da liễu.

Làm cách nào để ngăn ngừa các bệnh về da?

Rất khó để ngăn ngừa các bệnh về da nếu chúng thuộc tình trạng di truyền. Tuy nhiên, để kiểm soát hiệu quả và ngăn ngừa bệnh lý da xuất hiện, bạn có thể thực hiện theo các cách chăm sóc và bảo vệ da cơ bản sau.

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước ấm.
  • Tránh dùng chung dụng cụ ăn uống và ly uống nước với người khác.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với da của người bị nhiễm trùng.
  • Làm sạch đồ dùng công cộng trước khi sử dụng, chẳng hạn như thiết bị tập thể dục,  ly nước…
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân, chẳng hạn như chăn, bàn chải tóc hoặc đồ bơi.
  • Ngủ ít nhất bảy giờ mỗi đêm.
  • Uống nhiều nước.
  • Tránh căng thẳng quá mức về thể chất hoặc cảm xúc.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
  • Tiêm vắc xin phòng các bệnh lây truyền, chẳng hạn như bệnh thủy đậu.

Các rối loạn da không do nhiễm trùng, chẳng hạn như mụn trứng cá và viêm da dị ứng, đôi khi có thể phòng ngừa được. Các kỹ thuật phòng ngừa khác nhau tùy theo tình trạng bệnh. 

Xem thêm: Chăm sóc da khoẻ tại nhà mỗi ngày

Lời kết

Tìm hiểu về cách chăm sóc da thích hợp và điều trị các rối loạn về da có thể rất quan trọng đối với sức khỏe làn da. Khi có dấu hiệu bệnh về da, bên cạnh việc chăm sóc, cần tìm hiểu về các triệu chứng hoặc tình trạng của mình và trao đổi với bác sĩ để xác định các phương pháp điều trị tốt nhất.

Trương Ngọc Huy
Follow me